Hướng dẫn học lái ô tô cơ bản cho người mới bắt đầu
Để có được 1 tay lái vững vàng thì ai cũng phải bắt đầu từ những bước lái xe cơ bản xong rồi mới đến nâng cao. Vì vậy học chắc những kiến thức lái xe ô tô cơ bản là rất cần thiết.
Khi học bất cứ điều gì thì đều sẽ phải có trương trình bài bản, học từ cơ bản đến nâng cao. Học lái xe ô tô cũng vậy, đối với những người chưa từng lái bao giờ, họ cần học những gì, chuẩn bị những gì để điều khiển được chiếc xe ô tô theo ý muốn của mình? Bài viết này sẽ đưa ra những kiến thức về chương trình cơ bản và quá trình học lái xe ô tô cho những người mới tập lái.
1. Cách làm quen với xe ô tô.
Luôn cài dây an toàn khi khởi động xe ô tô, kiểm tra kĩ các cửa đã đóng kĩ chắc hay chưa trước khi cho xe chạy. Kiểm tra túi khí trên xe nếu có, điều cần lưu ý là túi khí chỉ hoạt động khi bạn thắt dây an toàn, vì vậy việc thắt dây an toàn là cần thiết trong khi điều khiển xe tham gia giao thông.
Điều chỉnh ghế sao cho vừa tầm điều khiển vô lăng, việc điều chỉnh ghế ngồi cũng rất quan trọng, điều chỉnh ghế làm sao để giúp bạn có tư thế lái xe thoải mái nhất. Chỉnh ghế sao cho vừa tầm điều khiển vô lăng và chú ý đến việc tầm quan sát của bạn. Góc nhìn phải rộng và quan sát phía sau một cách dễ dàng.
2. Cầm vô lăng đúng cách
Để dễ điều khiển hướng chuyển động của xe ôtô, người lái xe cần cầm vô lăng lái đúng kỹ thuật. Nếu coi vô lăng lái như chiếc đồng hồ thì tay trái nắm vào vị trí từ (9-10)giờ, tay phải nắm vào vị trí từ (2-4) giờ, 4 ngón tay ôm vào vành vô lăng lái, ngón tay cái đặt dọc theo vành vô lăng lái.
Khi muốn cho xe ôtô chuyển sang hướng nào thì phải quay vô lăng lái sang hướng đó (cả tiến lẫn lùi). Mức độ quay vô lăng lái phụ thuộc vào mức yêu cầu chuyển hướng. Khí xe ôtô đã chuyển hướng xong, phải trả lái kịp thời để ổn định theo hướng chuyển động mới. Muốn quay vô lăng lái về phía bên phải thì tay phải kéo, tay trái đẩy theo chiều kim đồng hồ .
Khi tay phải đã chạm vào sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay phải xuống dưới (hình 2.31-2); đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (9-11) giờ (hình2.31-3). Tay trái tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí (5-6) giờ (hình 2.31-4); đồng thời rời tay lái nắm vào vị trí (9-10) giờ.
Muốn quay vô lăng lái về bên trái thì tay trái kéo, tay phải đẩy ngược chiều kim đồng hồ. Khi tay trái đã chạm sườn, nếu muốn lấy lái tiếp thì vuốt tay lái xuống dưới vị trí (6-7) giờ đồng thời rời vô lăng lái để nắm vào vị trí (1-3) giờ. Tay phải tiếp tục đẩy vành vô lăng lái xuống dưới vị trí (6-7) giờ, rời tay phải nắm vào vị trí (1-3) giờ. Khi vào vòng gấp cần lấy nhiều lái thì các động tác lại lặp lại như trên
Để lái xe không mệt mỏi cần lưu ý thả lỏng tay tự nhiên, không cần vô lăng cững tay quá dễ gây mỏi và ảnh hưởng đến việc điều khiển.
3. Sử dụng hộp số.
Về cơ bản nếu bạn học lái xe ô tô mà sử dụng sai nó có thể gây hao tổn nhiên liệu và về lâu dài sẽ làm hư hổng hộp số nhanh hơn và gây nguy hiểm nhất là có thể xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Số N là chữ viết tắt từ “neutral”, có nghĩa là vị trí số 0. Khi đang ở vị trí này động cơ xe chạy không tải( hoạt dộng nhưng không chuyển động). Vì vậy luôn cài số ở vị trí số N trong trường hợp kéo, đẩy xe khi đi bảo trì bảo dưỡng, kéo xe trên đường khi xe không mai gặp sự cố.
Khi học lái xe ô tô chúng ta nên hiểu rõ hơn về số N (hay còn goi là số 0) trong các tình huống phổ biến sau:
Thứ nhất: Khi khởi động
Đối với xe số sàn, bao giờ cần số cũng phải ở vị trí số 0 khi khởi động, có kèm theo thắng tay. Đối với xe số tự động, có thể khởi động ở vị trí số N(kèm thắng tay) nhưng tốt nhất và tiện lợi nhất là ở vị trí P( parking).
Thứ 2: Khi dừng xe trong khoảng thời gian là 30 giây trở lên (kể cả khi dừng đèn đỏ)
Với xe số sàn hay số tự động nói chung bạn sẽ cài số N, kéo thắng tay và tất nhiên vẫn để máy chạy trong thời gian chờ đợi.
Một số người học lái xe ô tô có thói quen khi dừng đèn đỏ với xe số tự động vẫn để số D và đạp phanh, hoặc ở một số lớp dạy học lái xe ô tô giáo viên vẫn dạy để số 1 và đạp côn khi dừng chờ đèn đỏ, cách làm này sẽ làm hư hại đến hộp số, hao tổn nhiên liệu và cũng mỏi chân.
Thứ 3. Khi xe đang chạy:
Số N là số trung gian để chuyển tiếp sang số khác. Với xe số tự động bạn chỉ cần để số D(drive) mà chạy thì đối với xe số sàn bạn phải chuyển số cho phù hợp với tốc độ và đoạn đường đang chạy, về số N rồi mới sang số khác là bài học căn bản nhất khi học lái xe ô tô.
Thứ 4. Lưu ý một số tình huống tuyệt đối không nên cài số N hay số 0 khi lái xe
Đó là trường hợp học lái xe ô tô khi đang xuống dốc. Nhưng nhiều người cho rằng xe đã sẵn trớn xuống dốc nên chuyển về số “mo” kết hợp với nhấp phanh chân sẽ giúp tiết kiệm nhiên liệu. Cách sử dụng hộp số này hoàn toàn không đúng kỹ thuật, rất nguy hiểm và cũng không tiết kiệm nhiên liệu được bao nhiêu.
Việc sử dụng số N trong khi xuống dốc là một hình thức tự sát khi học lái xe ô tô, bởi vì khi về số N ngắt đường chuyền giữa động cơ và bánh xe, khi xuống dốc bánh xe nhờ quán tính lao nhanh hơn khi đó bạn phải đạp phanh sâu hơn để kiểm soát tốc độ, phanh sẽ chóng mòn và hư.
Và thật nguy hiểm nếu lúc này xảy ra tình huống khẩn cấp trên đường bạn sẽ không có khả năng kiểm soát được. Vì vậy khi xuống dốc hãy cài số 2 hoặc 3 và thậm chí là số 1 tùy theo tốc độ.
Và hãy nhớ số N rất “hợp cạ” với phanh(trắng). Khi sử dụng số mo, nhìn chung bạn phải kết hợp với đạp hoặc kéo phanh.
Xem thêm:
-->>Học lái xe ô tô cơ bản là cách học lái xe ô tô nhanh nhất
-->>Học bằng lái xe ô tô B2 giá rẻ uy tín, chất lượng tại Hà Nội
4. Nắm vững luật giao thông đường bộ khi lái xe ô tô
Học lái xe ô tô nên học lý thuyết trước, vì sao, vì khi lái xe giỏi mà không biết hiệu lệnh, biển hiệu thì dễ gây nguy hiểm cho người khác. Bạn hãy nắm thật chắc lý thuyết về an toàn giao thông. Thuộc các biển báo, chỉ dẫn, lái xe đúng làn đường.
Một số lời khuyên được đưa ra:
-
Lái xe chậm rãi, đúng vạch đúng làn đường. nhường đường cho người đi bộ.
-
Thuộc các biển báo giao thông, biển báo cấm, biển chỉ dẫn, biển nguy hiểm.
-
Để ý đèn tín hiệu, hiệu lệnh của công an giao thông, biển báo tốc độ. Đi đúng tốc độ quy định và không bao giờ “thử” tốc độ trên đường, cho dù là đường vắng.
Nên nhớ dù bạn là tay lái mới vào nghề, hay là tay lái kỳ cựu. Thì việc đặt an toàn của mình và của người khác lên trên hết, là bạn đã nắm được 50% yêu cầu cần thiết khi tham gia giao thông. Còn lại phụ thuộc vào kỹ năng điều khiển, sự chắc chắn trong tay lái và các yếu tố khác …
Trung tâm đào tạo lái xe T&T chúng tôi là một trong những trung tâm hàng đầu về đào tạo bằng lái xe hạng B2, hạng C và đổi bằng lái xe quốc tế về Việt nam, đổi bằng lái xe Việt nam sang quốc tế uy tín tại Hà Nội.
Mọi thắc mắc liên hệ với trung tâm qua Hotline 02462.534.283 để được giải đáp
Địa chỉ: Phòng 310, số 204 đường Hồ Tùng Mậu, Cầu Diễn, Từ Liêm, Hà Nội
Bài Viết Mới Cùng chuyên mục
Những câu hỏi thường gặp khi học bằng lái xe ô tô
Những kinh nghiệm giúp tiết kiệm nhiên liệu trong thời kì giá xăng ngày càng tăng
Kinh nghiệm chọn mua xe ô tô cho những người chuẩn bị mua xe
Phải làm gì khi chìa khóa xe ô tô bị hỏng?
Vạch tín hiệu giao thông - Vạch kẻ đường màu vàng, màu trắng cần nhớ
Các vạch kẻ đường cần biết khi tham gia giao thông
Kinh nghiệm lái xe ô tô đường đèo dốc
Quy định vượt xe khi tham gia giao thông đường bộ
LIÊN HỆ - TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ
Dạy lái xe T&T liên tục tuyển sinh học lái xe các hạng. Thi nhanh nhất toàn quốc với chi phí trọn gói rẻ nhất, Uy tín, chất lượng, Đỗ hàng đầu toàn quốc
Dạy lái xe T&T
Địa chỉ chính: Tầng 3, Tòa nhà C26, Ngõ 89A Đường Lê Đức Thọ, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Cơ sở: KĐT Tân Tây Đô, Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội
Cơ sở: HH2A Bán đảo Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội
Cơ sở: Nguyên Khê, Đông Anh, Hà Nội
Cơ sở: Trần Cung, Cầu Giấy, Hà Nội
Cơ sở: Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội
Hotline: 093 464 5779 -0868 277 275 - 037 637 7575
Email: daotaolaixe.nt@gmail.com
Học lái xe ô tô – xe máy tại Hà Nội